NỘI DUNG

 I. Máu nhiễm mỡ là gì?

 II. 6 nguyên nhân chính gây mỡ máu tăng

 1. Mỡ máu tăng cao do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học

 2. Béo phì nguy cơ cao dẫn đến mỡ máu

 3. Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng đến máu nhiễm mỡ

 4. Lười vận động khiến mỡ máu tăng cao

 5. Người thường xuyên căng thẳng, stress có thể bị mỡ máu tăng

 6. Yếu tố di truyền nguyên nhân của máu nhiễm mỡ

 III. Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ

 IV. Phòng mỡ máu tăng hiệu quả ai cũng phải biết

V. Advanced Cholesterol Complex - Sản phẩm số 1 hỗ trợ cân bằng cholesterol, giảm mỡ máu 

I. Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) hay là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Trong máu của con người sẽ luôn có tỷ lệ mỡ nhất định, nhưng đối với trường hợp người bị máu nhiễm mỡ thì những chỉ số này sẽ vượt qua mức cho phép, tình trạng mất cân bằng mỡ trong máu và gia tăng các thành phần mỡ xấu. Chỉ số đặc trưng cho tình trạng mỡ máu cao là cholesterol cao. Để xác định những chỉ số mỡ trong máu, được đánh giá bằng xét nghiệm như triglycerid, cholesterol,...

Máu nhiễm mỡ là gì

Một số chỉ số trong ngưỡng bình thường của các thành phần có trong máu:

- Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L

- LDL - Cholesterol: < 3.3 mmol/L

- Triglyceride: < 2.2 mmol/L

- HDL - Cholesterol: > 1.3 mmol/L

Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm về lâu dài.

II. 6 nguyên nhân chính gây mỡ máu tăng

Nhiều người thường lầm tưởng rằng, đối tượng của mỡ máu cao thường là người béo phì, thế nhưng người gầy cũng là đối tượng lý tưởng mà mỡ máu tìm đến. Thực tế trong những năm gần đây, ngoài đối tượng trung tuổi, thì mỡ máu đang có xu hướng trẻ hóa do người trẻ có lối sống thiếu lành mạnh ở giới trẻ hiện nay. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do 6 nguyên nhân chính sau

Triệu chứng của mỡ máu tăng

1. Mỡ máu tăng cao do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học

Dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp gây ra mỡ máu tăng cao trong cơ thể con người. Việc nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể trong khi cơ thể lại không thể tiêu thụ hết, góp phần làm tăng mỡ trong máu. Một số thực phẩm có thể kể đến như:

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Thịt bò, thịt lợn, thịt bê, trứng, sữa,…

Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa, ca cao, bơ,…

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán thường xuyên sẽ khiến nguy cơ cao bị mắc máu nhiếm mỡ.

2. Béo phì nguy cơ cao dẫn đến mỡ máu

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao máu nhiễm mỡ bởi, béo phì khiến cho hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao đặc biệt lượng mỡ thừa này thường tập trung, tích tụ ở bụng và các cơ quan nội tạng. Béo phì dẫn đến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

3. Tuổi tác và giới tính ảnh hưởng đến máu nhiễm mỡ

Tuổi tác là nguyên nhân gây mỡ máu tăng cao

Nghiên cứu cho thấy, estrogen ảnh hưởng lớn đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu. Khi càng lớn tuổi, cơ quan quan trọng trong cơ thể ngày càng xuống cấp, lão hóa nghiêm trọng có thể kể đến như gan, mật dẫn đến mất cân bằng trong hoạt động điều chỉnh mỡ máu. Đối với nữ giới, độ tuổi từ 15 – 45 tuổi, tỷ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Nhưng khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu càng ngày càng tăng (mỡ máu tăng). Việc thay đổi của Hormone Estrogen gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, tác động trực tiếp đến các mạch máu và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.

4. Lười vận động khiến mỡ máu tăng cao

Máu nhiễm mỡ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thực tế hiện nay, một thói quen xấu ở giới trẻ được nhắc đến nhiều nhất là lười vận động. Vận động ít, khiến lượng mỡ trong cơ thể tích tụ, cơ thể ngày càng ì ạch, đặc biệt nồng độ lipoprotein xấu tăng và nồng độ cholesterol tốt giảm. Từ đó, người ngồi nhiều, nằm ngay sau khi ăn no, nạp nhiều chất béo, ít vận động khiến gia tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

>> Xem thêm: Cách nhận biết các triệu chứng mỡ máu tăng cao

5. Người thường xuyên căng thẳng, stress có thể bị mỡ máu tăng

Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến mỡ máu

Cuộc sống hiện đại khiến cho con người ngày càng gặp nhiều áp lực từ công việc, gia đình. Những áp lực, stress, mệt mỏi là một trong những thủ phạm tiềm ẩn gây mỡ máu tăng. Khi con người mệt mỏi, stress, căng thẳng thường sẽ có xu hướng thèm ngủ, thèm ăn nhiều đặc biệt là thức ăn nhanh, đóng hộp, đồ ăn cay, chiên rán, đồ ngọt, hơn nữa khả năng vận động ít hơn. Nếu áp lực đó không biết xả vào đâu, nhiều người có xu hướng tìm đến các chất kích thích, rượu bia để giải tỏa khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

6. Yếu tố di truyền nguyên nhân của máu nhiễm mỡ

Các chuyên gia lý giải rằng, nếu cha, mẹ, anh chị em ruột hay ông bà của một người nào đó bị cholesterol cao. Có thể họ cũng bị cholesterol cao trong máu, và phần lớn trường hợp như vậy thường do việc truyền gen từ cha mẹ sang con làm tăng mức cholesterol trong máu, được gọi là tăng mỡ máu gia đình. Yếu tố di truyền này không chắc chắn người bị di truyền mắc máu nhiễm mỡ, mà chỉ có nguy cơ mắc cao hơn người khác mà thôi.

Chuyên gia nghiên cứu cho biết: “Trong cơ thể có tồn tại các gen liên quan tới quá trình chuyển hóa chất béo, khi một hoặc nhiều gen bị rối loạn có thể gây ra những biến đổi trong quá trình tổng hợp và phân giải các chất béo, từ đấy khiến lượng cholesterol xấu, triglycerid trong cơ thể tăng cao…và các gen này có mang tính di truyền”. Đó là lý do tại sao, một số người ăn uống lành mạnh, khoa học, sinh hoạt hợp lý, mà mức cholesterol vẫn cao hơn người bình thường.

III. Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh máu nhiễm mỡ

Triệu chứng cho thấy người bị máu nhiễm mỡ

Như đã nói ở trên, bệnh máu nhiễm mỡ khó nhận biết bởi không có triệu chứng rõ ràng. Đặc biệt, với những người trẻ tuổi thường chủ quan khi thấy cơ thể có thay đổi lạ. Trường hợp phát hiện được bệnh chỉ khi khám sức khỏe định kỳ hay bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Một số triệu chứng của máu nhiễm mỡ khá giống với nhiều căn bệnh thời tiết thông thường, nên nhiều người không để ý đến, lầm tưởng sang bệnh bình thường khác.

Giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp tình trạng tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực,…

Giai đoạn nặng hơn, sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm hơn như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đau tim,…

IV. Phòng mỡ máu tăng hiệu quả ai cũng phải biết

Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ tăng khả năng theo dõi và cải thiện bệnh tốt hơn. Bởi nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bản thân mỗi người phòng tránh bệnh hiệu quả.

- Kiểm soát cân nặng ở mức vừa đủ, giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn, tập luyện khoa học giúp làm giảm được sự rối loạn lipid máu đối với người thừa cân

- Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn,..

- Cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày, các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, không nên ăn quá nhiều chất đạm và chất béo.

- Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây tươi, rau xanh tốt cho sức khỏe và cân bằng chất béo trong máu.

- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn với các môn thể thao lành mạnh, không quá mất sức như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, bơi, đạp xe, thể dục dưỡng sinh, yoga… Tùy theo thể trạng mỗi người, nên tập tối thiểu là 30 phút mỗi lần và ít nhất 5 lần mỗi tuần.

Phòng bệnh mỡ máu nhờ những mẹo này

- Hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu, uống trà để thanh lọc cơ thể

- Loại bỏ thói quen sinh hoạt độc hại như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích bởi chúng

không những ảnh hưởng đến quá trình hình thành bệnh lý xơ vữa động mạch mà còn tác động đến sự rối loạn lipid máu

- Làm phong phú đời sống tinh thần, tránh mọi sự căng thẳng, buồn phiền

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để tầm soát bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời

V. Advanced Cholesterol Complex - Sản phẩm số 1 hỗ trợ cân bằng cholesterol, giảm mỡ máu 

Advanced Cholesterol Complex với công thức tiên tiến là sự kết hợp hiệp đồng từ các thành phần tự nhiên như Niacin, Men gạo đỏ, Phytosterol,... đã được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm cholesterol xấu và triclyceride trong máu, điều hòa đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, não bộ, khớp và da là dòng sản phẩm số 1 về hỗ trợ điều trị. Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện, hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo người bị mỡ máu cao sử dụng kết hợp sản phẩm Advanced Cholesterol Complex để tăng hiệu quả chữa trị bệnh.

Advanced Cholesterol Complex hỗ trợ điều trị mỡ máu

Nghiên cứu của Mayo Clinic (tổ chức y tế phi lợi nhuận nổi tiếng Quốc tế) chỉ ra rằng: "Khi cơ thể được cung cấp đủ Niacin sẽ có khả năng tăng HDL Cholesterol lên 30%". Phytosterol được coi như  thức ăn tốt cho tim mạch, nên có thể dùng lâu dài, được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và châu Âu (EFSA) khuyến nghị dùng hàng ngày, vì hàng trăm Nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch của Phytosterol. Bên cạnh đó, men gạo đỏ được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol, lipid và triglycerides trong máu. Lượng triglycerides (chất béo bão hòa) cao làm tăng mức nguy hiểm cho tim mạch, gây đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến chỉ số đường huyết và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu của Tạp chí World Journal of Cardiology năm 2012 chỉ ra rằng, men gạo đỏ còn có công dụng duy trì lượng đường máu ổn định. Với thành phần hoàn hảo, quá trình sản xuất tuân theo một quy trình nghiêm ngặt từ phòng thí nghiệm đến khâu sản xuất.

Sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) và được sản xuất theo quy trình cGMP (current Good Manufacturing Practices), đảm bảo quy trình khép kín từ khâu thu thập nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, bảo quản và phân phối. Điều này giúp sản phẩm giữ được độ tinh khiết cao và chất lượng tốt nhất.