Nội dung

I. Những con số đáng báo động về bệnh tiểu đường ở Việt Nam 

II. 3 lợi ích của việc tầm soát bệnh tiểu đường sớm 

III. Điều trị bệnh tiểu đường có khó không? Điều trị bằng cách nào? 

 

I. NHỮNG CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam có có xu thế tăng nhanh chóng.

- Theo thống kê của Bộ y tế năm 2021, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường và 2/3 số này (chiếm 70%) sẽ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao.

- Đặc biệt, theo ước tính có hơn 9 triệu người trên cả nước mắc bệnh đái tháo đường, chiếm khoảng 8% dân số (thống kê của Hiệp hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam -VADE).

- Tuy nhiên, hơn 50% số trường hợp đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Cùng với đó là 60-70% chưa điều trị đúng cách.

Hiện nay, con số này ngày càng tăng một cách chóng mặt và rất khó kiểm soát. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mức độ nhận thức của người dân còn chưa cao, còn chủ quan trước những dấu hiệu ban đầu của bệnh và chưa chú trọng đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Bệnh cạnh sử chủ quan, thói quen lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cuộc sống hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa khiến con người ta dần trở nên lười vận động, ít quan tâm đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp hóa với các món ăn nhanh, ít dinh dưỡng, lượng calo và chất béo cao. Ngoài ra, áp lực công việc, căng thẳng thần kinh kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Hiện nay bệnh tiểu đường đang diễn biến nhanh và đang có xu hướng trẻ hóa trong độ tuổi từ 25-30 tuổi. Đây là một thực trạng buồn và đáng báo động. Tiểu đường thực sự là một “sát thủ thầm lặng” khi những triệu chứng của chúng không biểu hiện rõ và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Chỉ khi bệnh trở nặng, các dấu hiệu biểu hiện ra rõ ràng hơn thì lúc này bệnh đã nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, bệnh thận, tim mạch, cắt cụt tứ chi,…

Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay

II. 3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG SỚM

Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó việc cần thiết là bạn nên duy trì thói quen đi khám định kỳ thường xuyên.

1. 3 lợi ích của việc tầm soát bệnh tiểu đường

Thứ nhất, phát hiện sớm giúp kiểm soát bệnh tốt

Như đã nói ở phần trên, bệnh tiểu đường là bệnh lý mãn tính và diễn ra hết sức âm thầm. Vì vậy, việc tầm soát bệnh tiểu đường giúp người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Khi được phát hiện sớm, bệnh chưa tiến triển nặng, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị kịp thời và phòng ngừa nó một cách hiệu quả.

Thứ hai, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm

Bằng việc tầm soát kịp thời, người bệnh sẽ ổn định được lượng đường huyết trong cơ thể từ đó phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:

- Các bệnh về mắt: Suy giảm thị lực, mù lòa, đục thủy tinh thể,…

- Bệnh liên quan đến thần kinh ngoại vi

Tổn thương thần kinh ngoại vi làm mất cảm giác bảo vệ. Tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến loét, hoại tử và cắt cụt chi dưới – một tổn thương gây tàn phế; thường gặp nhất ở người mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Loét và cắt cụt chi dưới không những làm giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh, còn gia tăng nguy cơ tử vong sớm.

- Nguy hiểm đối với tim mạch

Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng đến các rối loạn chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể; cũng như gia tăng các bệnh lý mạch vành, tim mạch. 15% tổng số ca tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch, thận và đái tháo đường; có liên quan đến đường máu tăng cao không kiểm soát tốt.

- Đối với thận

Khi người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh thận cũng cao hơn. Suy thận cấp, suy thận mạn,… là những loại bệnh thường gặp đối với người mắc tiểu đường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Thứ ba, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị

Không chỉ riêng tiểu đường mà đối với bệnh nào cũng vậy, bệnh càng để lâu thì chi phí điều trị càng cao, khả năng khỏi bệnh thấp. Bệnh tiểu đường đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì và cẩn thận trong quá trình điều trị. Do đó, việc tầm soát sớm tiểu đường sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị nhanh chóng hơn.

2. Đối tượng nào nên tầm soát bệnh tiểu đường?

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường ( như là cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường).

- Thừa cân ( chỉ số BMI>= 25 kg/m2.

- Không hoạt động thể chất thường xuyên.

- Chủng tộc / sắc tộc (bao gồm người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương)

- Tiền sử rối loạn dung nạp glucose lúc đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose dung nạp (IGT) tức là bệnh tiền đái tháo đường.

- Huyết áp cao (>= 140/90 ở người lớn)

- Rối loạn lipid máu: Cholesterol HDL <= 35mg/dL và/hoặc mức triglyceride >= 250mg /dL.

- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4,1Kg.

- Hội chứng buồng trứng đa nang.

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

3. Các xét nghiệm cần thiết

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm. Thông thường, theo chỉ định của bác sĩ, tùy vào đối tượng và tình trạng bệnh nhân, các xét nghiệm thường được thực hiện là:

Xét nghiệm glucose trong máu:

- Kết quả dưới 100 mg/dL là bình thường

- Kết quả từ 100 - 125 mg/dL cho thấy tiền tiểu đường

- Kết quả lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL sau hai lần xét nghiệm cho thấy bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm HbA1c

- Nếu HbA1c dưới 5,7% là bình thường

- Nếu HbA1c từ 5,7 - 6,4% cho thấy tiền tiểu đường

- Nếu HbA1c bằng hoặc lớn hơn 6,5% cho thấy bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Thông thường, trong nước tiểu không có glucose bởi glucose được tái hấp thụ hoàn toàn ở ống thận. Chỉ có khoảng 0,5 mmol/24h do đó các xét nghiệm thông thường không phát hiện được.

Bình thường ngưỡng của thận với glucose khoảng 10 mmol/L. Khi lượng đường trong máu vượt quá giá trị này, thận sẽ không hấp thu được hết và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai thường là đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Do đó cần thực hiện các xét nghiệm để thực hiện các biện pháp cân bằng lượng đường dung nạp. Kết quả xét nghiệm là bình thường nếu các chỉ số đạt mức dưới đây:

- Lúc đói < 5,1mg/dL

- Sau khi dung nạp đường 1 giờ < 10 mg/mL

- Sau khi dung nạp đường 2 giờ < 78,5 mg/dL.

Xét nghiệm tiểu đường

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ KHÓ KHÔNG? ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁCH NÀO?

Điều trị bệnh tiểu đường có khó không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Người bệnh nên biết rằng, đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó mục tiêu của điều trị căn bệnh này là giữ đường huyết ổn định ở ngưỡng cho phép, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Với khoa học hiện đại, việc sống chung với đái tháo đường không còn là khó khăn. Nếu điều trị tốt, tuổi thọ của người bệnh có thể tương tự như người bình thường, các biến chứng xuất hiện muộn hoặc ít. Để làm được điều đó, người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị sớm và đúng cách.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khoa học:

- Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.

- Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao.

- Những người mắc bệnh tiểu đường co thể tự tiêm insulin tại nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Các bài tập thể dục cũng là một trong những cách để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

- Nên cẩn thận lưu ý và theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể đề phòng các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.

Tuy bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể chữa khỏi, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện nếu bạn thay đổi lối sống.

Việc điều trị bệnh thường khó khăn vì hơn 50% khả năng chữa bệnh thành công phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân. Mắc bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với việc ăn uống ít bột đường suốt đời. Chế độ ăn này khác nhau tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và cần được bác sĩ tư vấn.

Bên cạnh việc thực hiện lối sống lành mạnh, bạn nên sử dụng những sản phẩm có tác dụng trong việc hỗ trợ và đẩy lùi bệnh tiểu đường. Một trong những sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng đó là sản phẩm Advanced Glucose của thương hiệu Olympian Labs.

Với những công dụng tuyệt vời như: Hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm Cholesterol xấu gây các biến chứng tắc nghẽn mạch máu; Hỗ trợ phục hồi tế bào và chức năng tuyến tụy, tăng cường sản sinh Insulin; Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như: Thoái hóa võng mạc, viêm đa dây thần kinh, tim mạch….trong bệnh tiểu đường. Đây thực sự là giải pháp an toàn và hiệu quả đối với người mắc bệnh tiểu đường được các chuyên gia khuyên dùng và là sự lựa chọn tin cậy của người tiêu dùng.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

>>> Tham khảo thông tin sản phẩm: Tại đây